Cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phát động trong những năm qua nhằm thúc đẩy, hình thành thói quen và kỹ năng đọc sách cho học sinh, sinh viên trên toàn quốc, góp phần phát triển văn hóa đọc trong nhà trường và cộng đồng. Cuộc thi đã trở thành sân chơi bổ ích, ngày càng thu hút đông đảo học sinh tham gia với nhiều hình thức đa dạng
Mục đích, ý nghĩa
- Tham gia cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc, các em học sinh được chia sẻ về một cuốn sách yêu thích hoặc một cuốn sách đã làm thay đổi nhận thức hoặc cuộc sống của bản thân; sáng tác một tác phẩm (câu chuyện hoặc một bài thơ) nhằm khích lệ mọi người đọc sách; viết tiếp lời cho một câu chuyện hoặc cuốn sách mà bản thân đã đọc...
- Lan tỏa niềm đam mê đọc sách đối với thế hệ trẻ; trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm của việc đọc sách và phát triển văn hóa đọc, từ đó khuyến khích, thúc đẩy phong trào đọc trong nhà trường và cộng đồng, hình thành thói quen và nâng cao kỹ năng đọc sách cho học sinh, sinh viên.
- Khẳng định vị trí, vai trò, những giá trị tốt đẹp của văn hóa đọc trong việc nâng cao năng lực tiếp cận thông tin và tri thức của người Việt Nam, đặc biệt là phát triển tư duy, khả năng sáng tạo, khơi dậy ý chí, khát vọng, quyết tâm phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc của thế hệ trẻ.
Đối tượng dự thi
Tất cả học sinh, sinh viên trên toàn quốc
Hình thức dự thi
Mỗi năm cuộc thi sẽ có 4 đề thí (2 đề thi cho sinh viên và 2 đề thi cho học sinh). Thí sinh lựa chọn làm 1 trong 2 đề tùy theo cấp học của mình
Cuộc thi gồm 02 vòng: Sơ khảo và chung kết
Vòng sơ khảo: Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, các tỉnh/thành phố, Hội Người mù Việt Nam, các trường đại học/học viện và Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam tổ chức.
-
Thí sinh nộp bài dự thi phải điền thông tin đầy đủ (có biểu mẫu gửi kèm) về địa chỉ theo quy định của Ban Tổ chức Cuộc thi vòng sơ khảo của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, các tỉnh/thành phố, Hội Người mù Việt Nam, trường đại học/học viện, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
-
Đối với các tỉnh/thành phố, trường đại học/học viện không tổ chức vòng sơ khảo cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm, thí sinh nộp bài trực tiếp hoặc qua đường bưu điện về Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam, Bài dự thi bằng hình thức quay clip gửi qua email BTC cung cấp.
-
Ban Tổ chức Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2022 vòng sơ khảo của Bộ Quốc phòng lựa chọn tối đa 30 bài; vòng sơ khảo của Bộ Công an lựa chọn tối đa 30 bài; mỗi tỉnh/thành phố lựa chọn tối đa 20 bài; Hội Người mù Việt Nam lựa chọn tối đa 15 bài; mỗi trường đại học/học viện lựa chọn tối đa 10 bài; Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam lựa chọn tối đa 20 bài đạt giải gửi về Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (qua Vụ Thư viện) để tham dự vòng chung kết.
Vòng chung kết: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức.
-
Cách thức bình chọn
Bước 1: Người dùng Youtube truy cập và nhấn nút đỏ Đăng ký (Subcribe) Kênh “Sách và Trí tuệ Việt” (phía góc phải bên dưới video) hoặc tại địa chỉ: bit.ly/youtubeSachvaTritueViet.
Bước 2: Bình chọn cho clip bằng cách xem, yêu thích.
Người dùng phải thực hiện đầy đủ 02 bước trên mới được tính điểm bình chọn hợp lệ.
-
Cách tính điểm bình chọn như sau
01 lượt Xem (View) = 02 điểm, 01 lượt Yêu thích (Like) = 01 điểm
Tổng điểm bình chọn của mỗi video bằng tổng điểm lượt Xem (View) + lượt Yêu thích (Like)
Yêu cầu về bài dự thi
Hình thức
-
Mỗi thí sinh tham gia gửi bài dự thi độc lập (không làm bài dự thi theo nhóm), ngôn ngữ trình bày bằng Tiếng Việt và có thể sử dụng một trong hai hình thức: Viết (đánh máy, viết tay)
-
Độ dài bài dự thi viết không quá 5.000 từ.
-
Dựng clip (video, audio): Thời lượng tối thiểu là 5 phút, tối đa là 12 phút; có thể sử dụng các hiệu ứng, kỹ xảo và đảm bảo về chất lượng hình ảnh, âm thanh; có độ phân giải tối thiểu là 640px x 480px; được lưu bằng định dạng phổ biến mp4, avi, mpeg, mkv, klv... và phù hợp với việc đăng tải trên Youtube.
-
Đối với tác phẩm hội họa (tranh vẽ): được thể hiện trên giấy không dòng kẻ; phải có phần thuyết minh ý tưởng (độ dài phần thuyết minh không quá 1.000 từ)’ thí sinh được sử dụng chất liệu màu tự do phù hợp với tranh vẽ và sở trường của bản thân; quy định cụ thể kích thước giấy như sau:
Học sinh sử dụng giấy kích thước tối đa: khổ A3 (29,7x42 cm).
Sinh viên sử dụng giấy kích thước tối đa: khổ A2 (42x59,4 cm).
-
Các sản phẩm minh họa gửi kèm bài dự thi có kích thước tối đa: 60x120x70cm (chiều dài x chiều rộng x chiều cao).
Nội dung
-
Bài dự thi phải trả lời đầy đủ 02 câu hỏi được đặt ra trong đề thi, có nội dung lành mạnh, trong sáng, phù hợp với thuần phong mỹ tục và văn hóa Việt Nam; đảm bảo tính chính xác, an toàn thông tin và các quy định pháp luật khác có liên quan.
-
Các cuốn sách được chia sẻ trong bài dự thi phải được phát hành hợp pháp tại Việt Nam (khuyến khích thí sinh chia sẻ các cuốn sách được xuất bản trong thời gian gần đây), lưu ý có giới thiệu cụ thể, đầy đủ nguồn xuất bản của cuốn sách.
-
Ở câu 1 của mỗi đề thi, thí sinh có thể thêm phần tóm tắt nội dung bằng tiếng Anh (không quá 300 từ đối với bài viết hoặc 02 phút đối với clip) có chất lượng tốt sẽ được cộng điểm khuyến khích.
-
Bài thi khi được lựa chọn tham dự vòng chung kết phải gửi kèm theo Thông tin dự thi của thí sinh (theo mẫu); phải được chỉnh sửa lỗi chính tả, lỗi văn bản và không có bất kì ký hiệu riêng nào khác ghi trên bài.
-
Các thí sinh gửi kèm theo bài dự thi Giấy xác nhận đã tham gia hoạt động khuyến đọc tại trường học, địa phương, cộng đồng về Ban Tổ chức sẽ được cộng điểm khuyến khích.
Trách nhiệm của thí sinh tham dự cuộc thi
-
Thí sinh phải tuân thủ và thực hiện các yêu cầu của Thể lệ Cuộc thi.
-
Bài dự thi là sản phẩm sáng tạo của cá nhân thí sinh (các clip dự thi phải do chính thí sinh thể hiện, bao gồm cả giọng đọc và dẫn chuyện), chưa gửi trưng bày, triển lãm, đăng tải trên các ấn phẩm, mạng internet hoặc dự thi ở cuộc thi nào.
-
Các trường hợp sử dụng các nội dung, đoạn trích, câu nói, tranh, hình ảnh… của người khác trong bài dự thi phải có trích dẫn nguồn đầy đủ. Các clip dự thi sử dụng hình ảnh, bài hát hoặc âm thanh phải thực hiện theo quy định về bản quyền; thí sinh chịu trách nhiệm nếu có tranh chấp về pháp lý liên quan đến các vi phạm bản quyền (nếu có)
Cơ cấu giải thưởng
-
Vòng sơ khảo
Căn cứ vào tình hình thực tế, các đơn vị tổ chức vòng sơ khảo quy định cơ cấu giải thưởng cho phù hợp.
-
Vòng chung kết a)
Giải chính
Giải cá nhân (dành cho 03 cấp học phổ thông: tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và bậc học đại học), cụ thể như sau:
-
Danh hiệu Đại sứ Văn hóa đọc tiêu biểu: 04 Danh hiệu.
-
08 giải A
-
16 giải B
-
52 giải C
-
180 giải Khuyến khích
Giải tập thể
-
Trường có nhiều thí sinh tham gia nhất: 01 Danh hiệu.
-
Trường có nhiều thí sinh đạt giải nhất: 01 Danh hiệu.
-
Đơn vị tổ chức tốt vòng sơ khảo cuộc thi: 10 đơn vị.
Giải chuyên đề
Ban Tổ chức trao các giải chuyên đề (dành cho 03 cấp học phổ thông: tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và bậc học đại học), cụ thể như sau:
-
Bài chia sẻ cảm nhận cuốn sách hay nhất
-
Truyện ngắn khuyến đọc hay nhất
-
Bài thơ khuyến đọc hay nhất
-
Sáng tác kịch khuyến đọc hay nhất
-
Tranh vẽ khuyến đọc ấn tượng nhất
-
Bài dự thi có phần minh họa ấn tượng nhất
-
Bài dự thi thể hiện chủ đề Cuộc thi ấn tượng nhất
-
Kế hoạch/Sáng kiến kinh nghiệm phát triển văn hóa đọc ấn tượng nhất
-
Đối tượng người khiếm thị: 01 giải Bài dự thi xuất sắc nhất
-
Giải thưởng dành cho bình chọn: 01 giải Clip dự thi được nhiều người bình chọn nhất.
Cách dự thi
Thí sinh làm bài và nộp về cho BTC theo quy định mà BTC công bố trước khi cuộc thi diễn ra
Cách ôn luyện
-
Đọc nhiều sách và cảm nhận những thông điệp mà từng quyển sách mang lại
-
Lựa chọn viết về một quyển sách truyền cảm hứng nhất để tham dự cuộc thi
-
Trước khi viết, cần lập dàn ý để không bỏ sót các ý quan trong trong bài
-
Trong quá trình viết, nên sử dụng câu từ ngắn gọn, xúc tích, tránh bị lan man, dài dòng dẫn đến bài trình bày thiếu đi sự hấp dẫn
-
Nếu có thể, nên minh họa thêm cho bài viết bằng bức tranh tự vẽ, sẽ gây ấn tượng mạnh mẽ hơn cho BGK
-
Khi trình bày sáng kiến để phát triển văn hóa đọc, nên trình bày theo từng luận điểm một cách mạch lạc, rõ ràng: sáng kiến là gì, tại sao lại nghĩ ra sáng kiến đó, nếu thực hiện được thì nó đem lại giá trị gì
-
Cuối cùng, đến với cuộc thi đều là những người thích đọc và tham gia không ngoài mục đích muốn lan tỏa đam mê đọc sách đến cho mọi người, nên hãy đem hết tâm tư, tình cảm vào bài dự thi của mình, chắc chắn BGK và mọi người sẽ cảm nhận được.