Mục đích, ý nghĩa

  • Khuyến khích thanh thiếu niên học tập, làm chủ công nghệ thông tin, đồng thời phát hiện các tài năng công nghệ thông tin trong trường học, góp phần phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của đất nước

  • Phát huy tính sáng tạo, kiến thức, kỹ năng của thí sinh để giải quyết các vấn đề trong thực tế, ứng dụng vào đời sống xã hội

Đối tượng dự thi

Cuộc thi dành cho tất cả học sinh phổ thông từ lớp 1 đến lớp 12 trên toàn quốc

Nội dung, hình thức dự thi

  1. Thí sinh được chia thành các bảng thi như sau:

  • Bảng A: Thi kỹ năng lập trình và hướng tạo ra sản phẩm cấp tiểu học (Thi cá nhân)

  • Bảng B: Thi kỹ năng lập trình cấp THCS (Thi cá nhân)

  • Bảng C: Thi kỹ năng lập trình cấp THPT (Thi theo đội, tối đa 2 thí sinh mỗi đội)

  • Bảng D2: Thi sản phẩm sáng tạo cấp THCS (phần mềm, phần cứng hoặc sản phẩm tích hợp). Mỗi đội tối đa 3 thí sinh, có thể có giáo viên hướng dẫn. Sản phẩm dự thi chưa từng đạt giải ở các cuộc thi, hội thi cấp quốc gia, quốc tế

  • Bảng D3: Thi sản phẩm sáng tạo cấp THCS (phần mềm, phần cứng hoặc sản phẩm tích hợp). Mỗi đội tối đa 3 thí sinh, có thể có giáo viên hướng dẫn. Sản phẩm dự thi chưa từng đạt giải ở các cuộc thi, hội thi cấp quốc gia, quốc tế

  1. Điều kiện, tiêu chuẩn và số lượng thí sinh

Vòng sơ khảo

  • Điều kiện dự thi: Các thí sinh, đội thi, sản phẩm sáng tạo không thuộc đội tuyển của các tỉnh, thành phố đăng ký dự thi ở các bảng và nộp lệ phí thi

  • Số lượng thí sinh: Tại mỗi khu vực, mỗi bảng tối đa 200 thí sinh, ưu tiên thời gian đăng ký. Riêng số sản phẩm sáng tạo của bảng D2 và D3 sẽ đăng ký theo nhu cầu, không giới hạn số lượng

Vòng khu vực

  • Điều kiện dự thi: Thí sinh trong đội tuyển của các tỉnh, thành và thí sinh được lựa chọn từ Vòng sơ khảo

  • Số lượng thí sinh: 

  • Đội tuyển của tỉnh, thành phố có số lượng tối đa như sau: 8 thí sinh mỗi bảng A và B; 5 đội thi bảng C; 10 sản phẩm sáng tạo mỗi bảng D2 và D3. Riêng Hà Nội, Tp.HCM, Đà Nẵng và Quảng Nam sẽ có số lượng tối đa như sau: 15 thí sinh mỗi bảng A và B; 8 đội thi bảng C; 20 sản phẩm sáng tạo mỗi bảng D2 và D3

  • Chọn các thí sinh, đội thi, sản phẩm sáng tạo xuất sắc nhất Vòng sơ loại tại mỗi khu vực như sau: tối đa 20 thí sinh mỗi bảng A và B; tối đa 20 đội thi bảng C; tối đa 20 sản phẩm sáng tạo mỗi bảng D2 và D3

Vòng chung kết quốc gia

  • Điều kiện dự thi: Thí sinh đạt kết quả cao của Vòng khu vực

  • Số lượng thí sinh:

  • Mỗi khu vực chọn tối đa 8 thí sinh xuất sắc nhất mỗi bảng A và B, 8 đội thi xuất sắc nhất bảng C

  • Mỗi bảng D2 và D3 sẽ chọn ra 15 sản phẩm sáng tạo nhất (xét chọn trên tổng thể các sản phẩm toàn quốc, không phân bố số lượng mỗi miền)

  1. Nội dung thi

  • Bảng A: Sử dụng ngôn ngữ Scratch lập trình giải các bài toán thuộc chương trình tiểu học (thời gian thi 100 phút)

  • Bảng B: Mỗi thí sinh trang bị 1 máy tính xách tay được cài sẵn Free Pascal, DevC++, CodeBlock, Python… để lập trình online theo thể thức quốc tế (ICPC) với các thuật toán thuộc chương trình THCS (thời gian thi 120 phút)

  • Bảng C: Mỗi thí sinh trang bị 1 máy tính xách tay được cài sẵn Free Pascal, DevC++, CodeBlock, Python… để lập trình online theo thể thức quốc tế (ICPC) với các thuật toán thuộc chương trình THPT (thời gian thi 150 phút)

  • Bảng D2 và D3: Thí sinh tự trang bị máy tính để triển lãm và thuyết trình về sản phẩm sáng tạo của mình. Sản phẩm tích hợp ứng dụng trong lĩnh vực tự động hóa, giáo dục, giao thông, môi trường, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao…phải nêu rõ tỷ trọng của phần mềm trong tổng thể sản phẩm tích hợp (có mã nguồn). Nếu sản phẩm sáng tạo đã tham gia cuộc thi, hội thi cấp quốc gia nhưng chưa đạt giải hoặc tham khảo mã nguồn ở thì trong bản thuyết trình, mô tả sản phẩm phải nêu rõ những nội dung đã được nâng cấp mở rộng so với phiên bản trước hay những phần tham khảo, địa chỉ tham khảo, ý tưởng tham khảo bộ mã nguồn mở.

Tiêu chí đánh giá sản phẩm sáng tạo:

  • Tính sáng tạo về ý tưởng, giải pháp của sản phẩm

  • Triển vọng ứng dụng của sản phẩm trong thực tế

  • Khả năng thị trường, thương mại hóa sản phẩm

  • Tầm nhìn của sản phẩm

  • Tỷ trọng của phần mềm trong tổng thể sản phẩm tích hợp

  • Hồ sơ thuyết trình, phong cách thuyết trình sản phẩm

Cơ cấu giải thưởng

Vòng khu vực: Mỗi bảng sẽ có số lượng giải thưởng như sau

  • 1 giải nhất (cho mỗi bảng)

  • 2 giải nhì (cho mỗi bảng)

  • 5 giải ba (cho mỗi bảng bảng A, B, C) và 3 giải ba (cho mỗi bảng D2, D3)

  • 20 giải khuyến khích (cho mỗi bảng bảng A, B, C) và 10 giải khuyến khích (cho mỗi bảng D2, D3)

  • Các thí sinh đạt từ 60% tổng điểm bài thi trở lên sẽ được BTC cấp giấy chứng nhận tham gia vòng thi khu vực. Các thí sinh giải nhất, nhì, ba và khuyến khích nhận được giấy chứng nhận tương ứng với thành tích đạt được

Vòng chung kết Quốc gia

  • 1 giải nhất (cho mỗi bảng): nhận được Huy hiệu Tuổi trẻ sáng tạo của BCH trung ương Đoàn và đề xuất Bộ giáo dục và Đào tạo xem xét tặng bằng khen

  • 2 giải nhì (cho mỗi bảng): nhận được bằng khen của BCH trung ương Đoàn

  • 6 giải ba (cho mỗi bảng bảng A, B, C) và 3 giải ba (cho mỗi bảng D2, D3): nhận được bằng khen của BCH trung ương Đoàn

  • 15 giải khuyến khích (cho mỗi bảng bảng A, B, C) và 9 giải khuyến khích (cho mỗi bảng D2, D3)

  • Tất cả các thí sinh tham gia vòng chung kết Quốc gia sẽ được BTC cấp giấy chứng nhận tương ứng với kết quả đạt được

  • Thí sinh đạt giải nhất, nhì, ba sẽ được lưu hồ sơ các nhân trong Hệ thống cơ sở dữ liệu Tài Năng trẻ Việt Nam

  • BTC sẽ xem xét trao giải tập thể (nhất, nhì, ba) cho các đơn vị có kết quả thi toàn đoàn cao nhất theo tổng số giải thưởng đạt được tại vòng chung kết Quốc gia

Cách đăng ký dự thi

  1. Các tỉnh, thành Đoàn gửi hồ sơ đăng ký dự thi vòng khu vực cho BTC. Hồ sơ gồm:

  • Công văn đăng ký dự thi kèm theo danh sách thí sinh, trưởng đoàn, phó đoàn

  • Báo cáo kết quả tổ chức Hội thi cấp tỉnh và hình ảnh hội thi

  • Phiếu đăng ký dự thi của thí sinh theo mẫu có dán ảnh 4x6, đóng dấu xác nhận của BGH nhà trường (hoặc tình, thành Đoàn)

  • Bản thuyết trình kèm mã nguồn cùng sản phẩm đóng gói của phần mềm sáng tạo hoặc kèm theo video giới thiệu về phần cứng sáng tạo

  1. Thí sinh đăng ký trực tuyến tại http://tainangviet.vn. Nếu được chọn tham gia vòng khu vực, thí sinh hoàn thiện hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau:

  • Phiếu đăng ký dự thi theo mẫu có dán ảnh 4x6 đóng dấu xác nhận của BGH nhà trường hoặc tỉnh, thành Đoàn

  • Sơ yếu lý lịch dán ảnh 4x6 có xác nhận của địa phương

Cách ôn luyện

1. Tìm hiểu về các nội dung của kỳ thi: Bạn cần phải hiểu rõ những nội dung cần thiết được đánh giá trong kỳ thi này và các kĩ năng cần có để hoàn thành các bài thi.

2. Ôn lại các kiến thức: Bạn cần phải ôn lại các kiến thức về tin học, bao gồm các chủ đề như cấu trúc máy tính, hệ điều hành, lập trình, mạng máy tính,.... Ngoài ra, bạn cần ôn tập kiến thức về cấu trúc dữ liệu, thuật toán, trí tuệ nhân tạo, ngôn ngữ lập trình ví dụ như Pascal, C/C++, Python …

3. Luyện tập với các bài tập và đề thi thực tế: Để có thể áp dụng kiến thức vào thực tế, bạn nên luyện tập với các bài tập và đề thi thực tế để có thể nắm vững các kỹ năng cần thiết và đánh giá mức độ khả năng của mình.

4. Tìm hiểu về các phần mềm tin học được sử dụng trong kỳ thi.