ITOT là gì?

Kỳ thi Toán quốc tế giữa các thành phố được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1980 tại Nga. Năm 1984, kỳ thi giành được nhiều sự chú ý trên toàn thế giới khi trở thành một Ủy ban trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga. Hiện nay, quy mô kỳ thi tiếp tục phát triển nhanh chóng với khoảng một trăm nghìn học sinh đến từ 120 thành phố trên toàn thế giới. Thể lệ Kỳ thi có nhiều điểm khá đặc biệt. Đối tượng tham gia là học sinh từ nhiều khối lớp khác nhau nên học sinh các khối lớp thấp hơn sẽ được nhân điểm với hệ số. Đối với cấp THCS, điểm của học sinh khối 9 được giữ nguyên trong khi điểm của học sinh khối 8 được nhân với 4/3, học sinh khối 7 được nhân với 3/2. Đối với cấp THPT, điểm của học sinh khối 11 và 12 giữ nguyên và điểm của học sinh khối 10 được nhân với hệ số 5/4.

Năm 1984, kỳ thi giành được nhiều sự chú ý trên toàn thế giới khi trở thành một ủy ban trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga. Số lượng thí sinh tham gia tiếp tục phát triển nhanh chóng với khoảng một trăm nghìn học sinh đến từ 120 thành phố trên 25 nước đã tham gia thường niên, trong đó có 1500 thí sinh đạt được Bằng chứng nhận của Viện hàn lâm khoa học Nga.

Năm 2015, Kỳ thi Toán quốc tế giữa các thành phố lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam. Năm 2016, Kỳ thi tiếp tục được tổ chức với quy mô rộng lớn hơn. Ban tổ chức Kỳ thi đã mời một số trường THPT chuyên mạnh về phong trào dạy và học toán Olympic trên cả nước tham gia: Chuyên Khoa học tự nhiên Hà Nội, Chuyên Đại học Sư phạm Hà Nội, Chuyên Hà Nội – Amsterdam, Chuyên Hà Tĩnh, Chuyên Phan Bội Châu – Nghệ An, Chuyên Đại học Vinh, Chuyên Lam Sơn – Thanh Hóa, Chuyên Lê Hồng Phong – Nam Định, Chuyên Nguyễn Trãi – Hải Dương, Chuyên Trần Phú – Hải Phòng, Chuyên Hùng Vương – Phú Thọ… Đa số các trường đều cử đội tuyển chính thức dự thi Học sinh giỏi quốc gia tham gia Kỳ thi này.

Ý nghĩa

Mục đích chính của kỳ thi là tạo ra cơ hội cho nhiều học sinh có thể tham gia vào một kỳ thi chuẩn quốc tế. Điều này là không thể dưới sự chọn lọc kỹ càng qua nhiều vòng như đối với những kỳ thi Học sinh giỏi hiện nay. Cách thức tổ chức của kì thi nhằm giảm thiểu tối đa chi phí phát sinh cho thí sinh bằng cách cho phép Ban tổ chức (BTC) địa phương tự tổ chức, chấm và trao giải. Sau đó, các bài làm tốt nhất sẽ được dịch và gửi sang BTC tại Nga để xét tặng Bằng chứng nhận Quốc tế.

Hình thức thi

Nếu thư các cuộc thi Olympic Toán thông thường thì thí sinh phải trải qua các vòng thi từ thấp lên cao, thì tại ITOT, bất cứ ai cũng có thể tham gia vào các cấp độ của kỳ thi. Trong mỗi vòng thi thường có hai mức độ, mức O (mở rộng, làm trong 4 giờ) và mức A (nâng cao, làm trong 5 giờ) cách nhau khoảng một tuần. Tại ITOT, thí sinh được lựa chọn giải quyết tối đa 3 câu hỏi trong số 5 đến 8 câu hỏi được đưa ra, bởi vì chỉ có 3 câu hỏi thí sinh làm tốt nhất được tính điểm

Cách đăng ký thi

Thí sinh đăng ký theo trường theo mẫu BTC cung cấp trước kỳ thi (theo dõi fanpage để nắm bắt những thông tin mới nhất từ BTC)

Cách ôn luyện 

Tham khảo đề và đáp án các năm trước thông qua fanpage của kỳ thi

Tự ôn tập tại nhà với những bước sau:

1. Tạo được kế hoạch học tập rõ ràng: định ra các chủ đề cần học, phân chia thời gian học cho từng chủ đề, thiết lập mục tiêu học tập.

2. Những bài toán trong đề thi thường thuộc lĩnh vực tổ hợp, ngoài ra còn có hình học, đại số và số học, không đòi hỏi kiến thức chuyên sâu hay kỹ thuật giải toán thành thạo mà yêu cầu khả năng tư duy và suy luận thông minh.

3. Thí sinh phải đọc đề và làm đề bằng Tiếng Anh nên thí sinh cần chủ động tìm hiểu các thuật ngữ tiếng Anh từ cơ bản đến nâng cao; đặc biệt là các thuật ngữ toán học.

4. Tìm hiểu kỹ về đề thi: Đọc kĩ các hướng dẫn về đề thi (Mỗi thí sinh tham gia hai ngày thi với hai mức độ O và A. Ngày thi thứ nhất, thí sinh làm đề O (mở rộng) gồm có 5 bài, thời gian làm bài là 240 phút. Ngày thi thứ hai, thí sinh làm đề A (nâng cao) gồm có 7 bài, thời gian làm bài là 300 phút. Trong mỗi đề thi, thí sinh có thể chọn làm ba bài vì điểm cuối cùng của bài thi được tính bằng tổng điểm ba bài tốt nhất. Điểm cuối cùng của thí sinh là điểm cao nhất trong hai ngày thi). Học sinh cần tìm hiểu những đề của các năm trước. Chủ động làm thử để nâng cao kĩ năng tư duy, kĩ năng làm bài.

5. Tham gia các lớp học thêm: để nâng cao kiến thức và kĩ năng làm bài. Đây là kì thi khá nổi ở Việt Nam nên có nhiều đơn vị tổ chức các lớp học thêm, thí sinh có thể tham khảo.