Sáng tạo Khoa học và Kỹ thuật quốc gia là gì?

Cuộc thi Sáng tạo Khoa học kỹ thuật, Hội thi Sáng tạo Khoa học kỹ thuật hay Hội thi Khoa học kỹ thuật (SEF: Science and Engineering Fair) là các cuộc thi trưng bày và trao giải cho các phát minh, giải pháp khoa học kỹ thuật công nghệ có ích của các cá nhân và tổ chức.

Mục đích, ý nghĩa

Phát hiện, tôn vinh, khuyến khích cũng như thúc đẩy sự phát triển, nhân rộng các mô hình, giải pháp khoa học công nghệ tiên tiến, có tính ứng dụng cao, rộng rãi, dễ dàng và chi phí thấp nhằm đáp ứng, phục vụ các nhu cầu thiết thực của cuộc sống, cải thiện, góp phần vào sự phát triển bền vững của cộng đồng địa phương, cũng như sự phát triển chung của đất nước. Cuối cùng là nâng cao chất lượng cuộc sống của con người.

Đối tượng dự thi

Cuộc thi dành cho tất cả học sinh phổ thông từ lớp 9 đến lớp 12.

Hình thức thi

Vòng loại cấp trường

Vòng chung kết cấp trường

Thi cấp quốc gia

Cách đăng ký thi 

Chuẩn bị thông tin trước khi đăng ký

  • Thông tin cá nhân (cả 2 học sinh nếu là dự án tập thể) : điện thoại, email (tốt nhất là gmail).

  • Tên đề tài, nhóm lĩnh vực dự kiến (xem 22 nhóm lĩnh vực trong phần Giới thiệu).

  • Thông tin của người hướng dẫn: điện thoại, email, đơn vị công tác. Người hướng dẫn là:

  • 01 giáo viên trong trường do Nhà trường quyết định, gọi là GV bảo trợ. Học sinh có thể tự đề xuất GV bảo trợ khi đăng kí nhưng nhất thiết phải phải hỏi sự đồng ý của GV đó.

  • 01 giáo viên hướng dẫn chuyên môn. GV này có thể là người trong hoặc ngoài trường, có thể là người thân trong gia đình. GV hướng dẫn và GV bảo trợ có thể là cùng một người.

Chú ý: các chuẩn bị liên quan tới dự án như đề tài, lĩnh vực, giáo viên hướng dẫn là do học sinh và gia đình tiến hành. Nhà trường không tìm giáo viên hướng dẫn, đề tài và học sinh làm cùng.

Các thí sinh đăng ký dự án theo hướng dẫn trên website chính thức của cuộc thi tại link https://sites.google.com/view/hes-isef2020/%C4%91%C4%83ng-k%C3%BD-d%E1%BB%B1-%C3%A1n

Cách luyện thi

1. Thí sinh nên dành vài tháng trước cuộc thi để nghiên cứu. Thí sinh cần đưa ra quyết định về dự án khoa học hoặc kỹ thuật muốn theo đuổi và tìm một người cố vấn giúp đỡ thực hiện. Nên chọn chủ đề mà bạn thực sự đam mê. Thường những người cố vấn này là các giáo sư hoặc chuyên gia trong lĩnh vực đó.

2. Sắp xếp thời gian hoàn thành bài thi, chia lượng công việc. Tránh để đến thời điểm cần nộp dự án mới bắt đầu làm. Chắc chắn kết quả sẽ không thể được như ý muốn!

3. Tìm hiểu kĩ về các hạng mục ISEF cho phép: tham khảo link https://sites.google.com/view/hes-isef2020/gi%E1%BB%9Bi-thi%E1%BB%87u?pli=1 

4. Tìm hiểu quy định cuộc thi: Thí sinh từ lớp 9-12, dưới 20 tuổi. Nếu dự án nhóm, không thể có nhiều hơn 3 người. Bài thi dự án nhóm không thể chuyển đổi thành bài dự thi cá nhân.

5. Nên sáng tạo. Dự án của bạn càng có giá trị và mang tính sáng tạo, càng dễ ăn điểm trong mắt ban giám khảo.

6. Vì cuộc thi là cả một quá trình, nên đừng chỉ tập trung vào chiến thắng. Tận hưởng những buồi nghiên cứu và cống hiến hết mình vì nó. Bạn đã rất tuyệt vời!